Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Lịch thi Đại học - Cao đẳng 2014

(VTC News)- Sáng nay, Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố lịch thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014.

Trong hội nghị tổng kết năm học 2012-2013 các trường ĐH, CĐ, Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố lịch tuyển sinh năm 2014 đối với các trường thi tuyển theo phương thức “3 chung”.

Đối với những trường tuyển sinh riêng, hiện tại Bộ GD-ĐT vẫn chưa có phương án. Trong ngày hôm nay, đại diện các trường ĐH, CĐ cả nước sẽ thảo luận về lịch tuyển sinh riêng của các trường.
Lịch thi chính thức ĐH, CĐ năm 2014
Năm 2014, lịch thi ĐH, CĐ của các trường thi theo "3 chung" không có thay đổi  
Lịch thi cụ thể của các trường ĐH, CĐ thi tuyển theo phương thức “3 chung” như sau:

Đợt I kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2014 sẽ diễn ra từ ngày 4 - 5/7/2014, thi đại học khối A, A1 và V. Thí sinh thi khối V, sau khi dự thi môn Toán, Lý, thi tiếp năng khiếu Vẽ đến hết ngày 11/7/2014.

Đợt II: Ngày 9 - 10/7/2014, thi đại học khối B, C, D và các khối năng khiếu. Thí sinh thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hoá (Khối H, N thi môn Ngữ văn theo đề thi khối C; Khối M thi môn Ngữ văn, Toán theo đề thi khối D; Khối T thi môn Sinh, Toán theo đề thi khối B; Khối R thi môn Ngữ văn, Lịch sử theo đề thi khối C).

Đợt III: Ngày 15 - 16/7/2013, thi cao đẳng tất cả các khối thi. Thí sinh thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hóa, thi tiếp các môn năng khiếu đến ngày 21/7/2014.

Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các trường ĐH, CĐ đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2014  trước ngày 25/02/2014.

Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) sẽ ban hành quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy trước ngày 25/02/2014.

Các trường THPT thu hồ sơ và lệ phí ĐKDT và các Sở GD-ĐT thu hồ sơ và lệ phí ĐKDT của thí sinh tự do từ ngày 10/03/2014 đến 10/04/2014.

Các trường ĐH, CĐ thu hồ sơ và lệ phí ĐKDT tại trường từ 11/04-17/04/2014.

Các trường ĐH có tổ chức thi tuyển sinh hoàn thành chấm thi, công bố điểm thi thí sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng trước ngày 1/08/2014. Các trường CĐ công bố điểm thi thí sinh trước ngày 5/08/2014.

Các trường ĐH, CĐ công bố điểm trúng tuyển, gửi giấy báo chứng nhận kết quả, phiếu báo điểm, giấy báo trúng tuyển cho các Sở GD-ĐT trước ngày 20/08/2014.

» Công bố điểm mới tuyển sinh ĐH, CĐ 2014
» Sẽ có nhiều đợt thi tuyển sinh đại học
» Bức xúc bằng cấp, hơn 100 sinh viên vây GĐ trung tâm
Phạm Thịnh

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Trước khi du học: làm sao để nghe thuần thục tiếng Anh (P.2)

Có bạn bảo rằng hiện nay mình chưa hiểu, nên cố gắng nghe nhiều cũng vô ích, để mình học thêm, khi nào có nhiều từ vựng để hiểu rồi thì lúc đó sẽ tập nghe sau.

Nghĩ như thế là HOÀN TOÀN SAI. Chính vì bạn chưa hiểu nên mới cần nghe nhiều hơn những người đã hiểu. Muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước, không thể lấy lý do rằng vì mình không thể nổi nên ở trên bờ học cho hết lý thuyết rồi thì mới nhảy xuống, và sẽ biết bơi! Chưa biết bơi mà xuống nước thì sẽ uống nước và ngộp thở đấy, nhưng phải thông qua uống nước và ngộp thở như thế thì mới hy vọng biết bơi.

Muốn biết bơi, thì phải nhảy xuống nước, và nhảy khi chưa biết bơi. Chính vì chưa biết bơi nên mới cần nhảy xuống nước.

Muốn biết nghe và hiểu tiếng Anh thì phải nghe tiếng Anh, nghe khi chưa hiểu gì cả! Và chính vì chưa hiểu gì nên cần phải nghe nhiều.

NGHE BẰNG TAI

Khi tôi bảo rằng chúng ta gặp trở ngại khi học ngoại ngữ vì thông minh và có nhiều kinh nghiệm, có người cho rằng đó là nói theo nghĩa bóng. Không phải đâu, tôi nói theo nghĩa đen đó! Qua sự kiện sau (và ACE chắc chắn cũng từng gặp những trường hợp tương tự) ACE sẽ thấy ngay. Một người bạn từng dạy Anh Văn ở Trung Tâm Ngoại Ngữ với tôi, sau này sang định cư ở Mỹ. Anh cùng đi với đứa con 7 tuổi, chưa biết một chữ tiếng Anh nào. 11 năm sau tôi gặp lại hai cha con tại Hoa Kỳ. Con anh nói và nghe tiếng Anh không khác một người Mỹ chính cống. Trong khi đó anh nói tiếng Anh tuy lưu loát hơn xưa, nhưng rõ ràng là một người nước ngoài nói tiếng Mỹ. Khi xem chương trình hài trên TV, con anh cười đúng với tiếng cười nền trong chương trình, trong khi đó anh và tôi nhiều khi không hiểu họ nói gì đáng cười: rõ ràng là kỹ năng nghe của con anh hơn anh rồi! Điều này chứng tỏ rằng khi sang Mỹ, anh đã có kinh nghiệm về tiếng Anh, và ‘khôn’ hơn con anh vì biết nhiều kỹ thuật, phương pháp học tiếng Anh, nên tiếp tục học tiếng Anh theo tiến trình phản tự nhiên; trong khi con anh, vì không ‘thông minh’ bằng anh, và thiếu kinh nghiệm, nên đã học tiếng Anh theo tiến trình tự nhiên mà không theo một phương pháp cụ thế nào để học vocabulary, grammar, listening, speaking cả.

- Đi vào cụ thể từ vựng Anh. 
(Những phân tích sau đây là để thuyết phục ACE đi vào tiến trình tự nhiên - và điều này đòi hỏi phải xóa bỏ cái phản xạ lâu ngày của mình là học theo tiến trình ngược - và công việc xóa bỏ cái phản xạ sai này lại làm cho ta mất thêm thì giờ. ACE đọc để tin vào tiến trình tự nhiên, chứ không phải để nhớ những phân tích ‘tào lao’ này, khiến lại bị trở ngại thêm trong quá trình nâng cao kỹ năng của mình)

- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe nguyên âm: Tiếng Anh là tiếng phụ âm.
Tiếng Anh chủ yếu là ngôn ngữ đa âm: một từ thường có nhiều âm. Lỗ tai chúng ta đã ‘bị điều kiện hóa’ để nghe âm tiếng Việt. Tiếng Việt là loại tiếng đơn âm, vì thế, mỗi tiếng là một âm và âm chủ yếu trong một từ là nguyên âm. Đổi một nguyên âm thì không còn là từ đó nữa: ‘ma, mi, mơ’ không thể hoán chuyển nguyên âm cho nhau, vì ba từ có ba nghĩa hoàn toàn khác nhau. Mặc khác, tiếng Việt không bao giờ có phụ âm cuối từ. Ngay cả những chữ mà khi viết có phụ âm cuối, thì người việt cũng không đọc phụ âm cuối; ví dụ: trong từ ‘hát’, nguyên âm mới là ‘át’, h(ờ)-át, chứ không phải là h(ờ)-á-t(ơ), trong khi đó từ ‘hat’ tiếng Anh được đọc là h(ờ)-a-t(ờ), với phụ âm ‘t’ rõ ràng. 

Trong tiếng Việt hầu như không có những từ với hai phụ âm đi kế tiếp (ngoài trừ ch và tr - nhưng thực ra, ch và tr cũng có thể thay bằng 1 phụ âm duy nhất) vì thế, tai của một người Việt Nam - chưa bao giờ làm quen với ngoại ngữ - không thể nhận ra hai phụ âm kế tiếp. Do đó, muốn cho người Việt nghe được một tiếng nước ngoài có nhiều phụ âm kế tiếp, thì phải thêm nguyên âm (ơ) vào giữa các phụ âm; ví dụ: Ai-xơ-len; Mat-xơ-cơ-va.

Với kinh nghiệm (phản xạ) đó, một khi ta nghe tiếng Anh, ta chờ đợi nghe cho đủ các nguyên âm như mình NHÌN thấy trong ký âm (phonetic signs), và không bao giờ nghe được cả. Ví dụ: khi học từ America ta thấy rõ ràng trong ký âm: (xin lỗi vì không thể ghi phonetic signs vào trang này) ‘ơ-me-ri-kơ’, nhưng không bao giờ nghe đủ bốn âm cả, thế là ta cho rằng họ ‘nuốt chữ’. Trong thực tế, họ đọc đủ cả, nhưng trong một từ đa âm (trong khi viết) thì chỉ đọc đúng nguyên âm ở dấu nhấn (stress) - nếu một từ có quá nhiều âm thì thêm một âm có dấu nhấn phụ (mà cũng có thể bỏ qua) - và những âm khác thì phải đọc hết các PHỤ ÂM, còn nguyên âm thì sao cũng đưọc (mục đích là làm rõ phụ âm). Có thể chúng ta chỉ nghe: _me-r-k, hay cao lắm là _me-rơ-k, và như thế là đủ, vì âm ‘me’ và tất cả các phụ âm đều hiện diện. Bạn sẽ thắc mắc, nghe vậy thì làm sao hiểu? Thế trong tiếng Việt khi nghe ‘Mỹ’ (hết) không có gì trước và sau cả, thì bạn hiểu ngay, tại sao cần phải đủ bốn âm là ơ-mê-ri-kơ bạn mới hiểu đó là ‘Mỹ’? Tóm lại: hãy nghe phụ âm, đừng chú ý đến nguyên âm, trừ âm có stress!

Một ví dụ khác: từ interesting! Tôi từng được hỏi, từ này phải đọc là in-tơ-res-ting hay in-tơ-ris-ting mới đúng? Chẳng cái nào đúng, chẳng cái nào sai cả. Nhưng lối đặt vấn đề sai! Từ này chủ yếu là nói ‘in’ cho thật rõ (stress) rồi sau đó đọc cho đủ các phụ âm là người ta hiểu, vì người bản xứ chỉ nghe các phụ âm chứ không nghe các nguyên âm kia; nghĩa là họ nghe: in-trstng; và để rõ các phụ âm kế tiếp thì họ có thể nói in-tr(i)st(i)ng; in-tr(ơ)st(ơ)ng; in-tr(e)st(ư)ng. Mà các âm (i) (ơ), để làm rõ các phụ âm, thì rất nhỏ và nhanh đến độ không rõ là âm gì nữa. Trái lại, nếu đọc to và rõ in-tris-ting, thì người ta lại không hiểu vì dấu nhấn lại sang 'tris'!

Từ đó, khi ta phát âm tiếng Anh (nói và nghe là hai phần gắn liền nhau - khi nói ta phát âm sai, thì khi nghe ta sẽ nghe sai!) thì điều tối quan trọng là phụ âm, nhất là phụ âm cuối. Lấy lại ví dụ trước: các từ fire, fight, five, file phải được đọc lần lượt là fai-(ơ)r; fai-t(ơ); fai-v(ơ), và fai-(ơ)l, thì người ta mới hiểu, còn đọc 'fai' thôi thì không ai hiểu cả. 

Với từ ‘girl’ chẳng hạn, thà rằng bạn đọc -rôl / -rơl (dĩ nhiên chỉ nhấn gơ thôi), sai hẳn với ký âm, thì người ta hiểu ngay, vì có đủ r và l, trong khi đó đọc đúng ký âm là ‘gơ:l’ hay bỏ mất l (gơ) thì họ hoàn toàn không hiểu bạn nói gì; mà có hiểu chăng nữa, thì cũng do context của câu chứ không phải là do bạn đã nói ra từ đó.

- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe âm Việt. 
Các nguyên âm Việt và Anh không hề giống nhau. Một âm rất rõ trong tiếng Anh sẽ rất nhoè với một lỗ tai người Việt, và một âm rất rõ trong tiếng Việt thì rất nhoè trong lỗ tai người Anh (người bản xứ nói tiếng Anh). Ví dụ: Khi bạn nói: “Her name’s Hương!” Bạn đọc từ Hương thật rõ! Thậm chí la lên thật to và nói thật chậm thì người ấy vẫn không nghe ra. Vì ‘ươ’ đối với họ là âm rất nhoè. Nhưng nói là ‘Hu-ôn-gh(ơ)’ họ nghe rõ ngay; từ đó ta phải hiểu họ khi nói đến cô Huôngh chứ đừng đòi hỏi họ nói tên Hương như người Việt (phải mất vài năm!). 

Tương tư như vậy, không có nguyên âm tiếng Anh nào giống như nguyên âm tiếng Việt. Nếu ta đồng hóa để cho dễ mình, là ta sẽ không nghe được họ nói, vì thế giới này không quan tâm gì đến cách nghe của người Việt Nam đối với ngôn ngữ của họ. Ví dụ: âm ‘a’ trong ‘man’ thì không phải là ‘a’ hay ‘ê’ hay ‘a-ê’ hay ‘ê-a’ tiếng Việt, mà là một âm khác hẳn, không hề có trong tiếng Việt. Phải nghe hàng trăm lần, ngàn lần, thậm chí hàng chục ngàn lần mới nghe đúng âm đó, và rất rõ! Ấy là chưa nói âm ‘a’ trong từ này, được phát âm khác nhau, giữa một cư dân England (London), Scotland, Massachusetts(Boston), Missouri, Texas!

Cũng thế, âm ‘o’ trong ‘go’ không phải là ‘ô’ Việt Nam, cũng chẳng phải là ô-u (như cách phiên âm xưa) hay ơ-u (như cách phiên âm hiện nay), lại càng không phài là ‘âu’, mà là một âm khác hẳn tiếng Việt. Phát âm là ‘gô’, ‘gơu’ hay ‘gâu’ là nhoè hẳn, và do đó những từ dễ như ‘go’ cũng là vấn đề đối với chúng ta khi nó được nói trong một câu dài, nếu ta không tập nghe âm ‘ô’ của tiếng Anh đúng như họ nói. Một âm nhoè thì không có vấn đề gì, nhưng khi phải nghe một đoạn dài không ngưng nghỉ thì ta sẽ bị rối ngay.

Đây cũng là do một kinh nghiệm tai hại xuất phát từ việc tiếp thu kiến thức. Trong quá trình học các âm tiếng Anh, nhiều khi giáo viên dùng âm Việt để so sánh cho dễ hiểu, rồi mình cứ xem đó là ‘chân lý’ để không thèm nghĩ đến nữa. Ví dụ, muốn phân biệt âm (i) trong sheep  ship, thì giáo viên nói rằng I trong sheep là ‘I dài’ tương tự như I trong tiếng Bắc: ít; còn I trong ship là I ngắn, tương tự như I trong tiếng Nam: ít - ích. Thế là ta cho rằng mình đã nghe được I dài và I ngắn trong tiếng Anh rồi, nhưng thực chất là chưa bao giờ nghe cả! Lối so sánh ấy đã tạo cho chúng ta có một ý niệm sai lầm; thay vì xem đấy là một chỉ dẫn để mình nghe cho đúng âm, thì mình lại tiếp thu một điều sai! Trong tiếng Anh không có âm nào giống âm I bắc hoặc I nam cả! Bằng chứng: ‘eat’ trong tiếng Anh thì hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng bắc, và ‘it’ trong tiếng Anh hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng nam! Vì thế, phải xóa bỏ những kinh nghiệm loại này, và phải nghe trực tiếp thôi!


- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng chữ viết.
Nếu ta hỏi một em bé: cháu nghe bằng gì? Thì nó sẽ trả lời: Nghe bằng tai! Nếu ta bảo: “Cháu phải nghe bằng mắt cơ!” Chắc em bé tưởng ta … trêu cháu! Thế nhưng điều xảy ra cho nhiều người học tiếng nước ngoài là Nghe Bằng Mắt!

Thử nhìn lại xem. Trong giai đoạn đầu tiếp xúc với tiếng Anh, khi ta nghe một người nói: “I want a cup of coffee!”. Tức tốc, chúng ta thấy xuất hiện câu ấy dưới dạng chữ Viết trong trí mình, sau đó mình dịch câu ấy ra tiếng Việt, và ta HIỂU! Ta Nghe bằng MẮT, nếu câu ấy không xuất hiện bằng chữ viết trong đầu ta, ta không Thấy nó, thì ta … Điếc!

Sau này, khi ta có trình độ cao hơn, thì ta hiểu ngay lập tức chứ không cần phải suy nghĩ lâu. Thế nhưng tiến trình cũng chẳng khác nhau bao nhiêu, ta vẫn còn thấy chữ xuất hiện và dịch, cái khác biệt ấy là ta viết và dịch rất nhanh, nhưng từ một âm thanh phát ra cho đến khi ta hiểu thì cũng thông qua ba bước: viết, dịch, hiểu. Khi ta đi đến một trình độ nào đó, thì trong giao tiếp không có vấn đề gì cả, vì các câu rất ngắn, và ba bước đó được 'process' rất nhanh nên ta không bị trở ngại, nhưng khi ta nghe một bài dài, thì sẽ lòi ra ngay, vì sau hai, ba, bốn câu liên tục 'processor' trong đầu ta không còn đủ thì giờ để làm ba công việc đó. Trong lúc nếu một người nói bằng tiếng Việt thì ta nghe và hiểu ngay, không phải viết và dịch (tại vì ngày xưa khi ta học tiếng Việt thì quá trình là nghe thì hiểu ngay, chứ không thông qua viết và dịch, vả lại, nếu muốn dịch, thì dịch ra ngôn ngữ nào?), và người nói có nhanh cách mấy thì cũng không thể nào vượt cái khả năng duy nhất của chúng ta là 'nghe bằng tai'.

Vì thế, một số sinh viên cảm thấy rằng mình tập nghe, và đã nghe được, nhưng nghe một vài câu thì phải bấm ‘stop’ để một thời gian chết - như computer ngưng mọi sự lại một tí để process khi nhận quá nhiều lệnh - rồi sau đó nghe tiếp; nhưng nếu nghe một diễn giả nói liên tục thì sau vài phút sẽ ‘điếc’. Từ đó, người sinh viên nói rằng mình ‘đã tới trần rồi, không thể nào tiến xa hơn nữa! Vì thế giới này không stop cho ta có giờ hiểu kịp’!’(1)

Từ những nhận xét trên, một trong việc phải làm để nâng cao kỹ năng nghe, ấy xóa bỏ kinh nghiệm Nghe bằng Mắt, mà trở lại giai đoạn Nghe bằng Tai, (hầu hết các du học sinh ở nước ngoài, sau khi làm chủ một ngoại ngữ rồi từ trong nước, đều thấy ‘đau đớn và nhiêu khê’ lắm khi buộc phải bỏ thói quen nghe bằng mắt để trở lại với trạng thái tự nhiên là nghe bằng tai! Có người mất cả 6 tháng cho đến 1 năm mới tàm tạm vượt qua).

- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng cấu trúc văn phạm. 
Khi nghe ai nói, ta viết một câu vào đầu, và sửa cho đúng văn phạm, rồi mới dịch, và sau đó mới hiểu! Ví dụ. Ta nghe ‘iwanago’ thì viết trong đầu là ‘I want to go’, xong rồi mới dịch và hiểu; nếu chưa viết được như thế, thì iwanago là một âm thanh vô nghĩa.

Thế nhưng, nếu ta nghe lần đầu tiên một người nói một câu hằng ngày: igotago, ta không thể nào viết thành câu được, và vì thế ta không hiểu. Bởi vì thực tế, câu này hoàn toàn sai văn phạm. Một câu đúng văn phạm phải là ‘I am going to go’ hoặc chí ít là ‘I have got to go’. Và như thế, đúng ra thì người nói, dù có nói tốc độ, cũng phải nói hoặc: I'm gona go; hoặc I’ve gota go (tiếng Anh không thể bỏ phụ âm), chứ không thể là I gotta go! Thế nhưng trong thực tế cuộc sống người ta nói như vậy, và hiểu rõ ràng, bất chấp mọi luật văn phạm. Văn phạm xuất phát từ ngôn ngữ sống, chứ không phải ngôn ngữ sống dựa trên luật văn phạm. Do đó, ta cũng phải biết nghe mà hiểu; còn cứ đem văn phạm ra mà tra thì ta sẽ khựng mãi. (Tôi đang nói về kỹ năng nghe, còn làm sao viết một bài cho người khác đọc thì lại là vấn đề khác!)

Tóm lại, trong phần chia sẻ này, tôi chỉ muốn nhắc với ACE rằng, hãy NGHE ĐIỀU NGƯỜI TA NÓI, CHỨ ĐỪNG NGHE ĐIỂU MÌNH MUỐN NGHE, và muốn được như vậy, thì HÃY NGHE BẰNG TAI, ĐỪNG NGHE BẰNG MẮT!
(Du học VIP - Sưu tầm)

Trước khi du học: Làm sao để nghe tiếng Anh tốt?

Một trong những trở ngại lớn nhất của chúng ta khi học một ngoại ngữ ấy là chúng ta quá… thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm.

Quá thông minh: vì mình không thể nào chấp nhận nghe một câu mà mình không hiểu: cần phải hiểu một câu nói gì trước khi nghe tiếp câu thứ hai, nếu không thì mình không buồn nghe tiếp.

Quá kinh nghiệm: Cuộc đời đã dạy ta không nghe những gì người khác nói mà chỉ hiểu những gì mà nội dung chuyển tải. Nếu không hiểu nội dung, chúng ta không thể lặp lại lời người kia. Cũng vì thế mà - trong giai đoạn đầu học ngoại ngữ - mỗi lần nghe một câu tiếng Anh thì trong đầu phải dịch ra được tiếng Việt thì mới yên tâm, bằng không thì … câu ấy không có nghĩa.

Thế nhưng, đấy là lối học sinh ngữ ngược chiều. Tôi biết được 6 ngôn ngữ, trong đó có ba ngôn ngữ thành thạo nghe nói đọc viết: Việt - Anh - Pháp, và tôi thấy rằng trong các ngôn ngữ tôi biết thì, một cách khách quan, nghe và nói tiếng Việt là khó nhất (vì ở phương tây, không có ngôn ngữ nào mà mình đổi cao độ của một từ thì ý nghĩa từ ấy lại thay đổi: ma - má - mà - mạ - mã - mả). Nhưng các bạn ở forum này, cũng như tôi, đều không có vấn đề gì cả với cái sinh ngữ khó vào bậc nhất ấy!

Tuy nhiên, những thầy cô dạy chúng ta nghe nói tiếng Việt chẳng phải là những vị chuyên viên ngôn ngữ như các thầy cô ngoại ngữ mà ta học tại các trường. Thầy dạy tiếng Việt chúng ta là tất cả những người quanh ta từ ngày ta ra đời: cha mẹ, anh chị, hàng xóm, bạn bè… nghĩa là đại đa số những người chưa có một giờ sư phạm nào cả, thậm chí không có một khái niệm nào về văn phạm tiếng Việt. Thế mà ta nghe tiếng Việt thoải mái và nói như sáo. Còn tiếng Anh thì không thể như thế được. Ấy là vì đối với tiếng Việt, chúng ta học theo tiến trình tự nhiên, còn ngoại ngữ thì ta học theo tiến trình phản tự nhiên.

Từ lúc sinh ra chúng ta đã NGHE mọi người nói tiếng Việt chung quanh (mà chẳng bao giờ ta phản đối: "tôi chẳng hiểu gì cả, đừng nói nữa"! Mới sinh thì biết gì mà hiểu và phản đối!). Sau một thời gian dài từ 9 tháng đến 1 năm, ta mới NÓI những tiếng nói đầu tiên (từng chữ một), mà không hiểu mình nói gì. Vài năm sau vào lớp mẫu giáo mới học ĐỌC, rồi vào lớp 1 (sáu năm sau khi bắt đầu nghe) mới tập VIẾT… Lúc bấy giờ, dù chưa biết viết thì mình đã nghe đưọc tất cả những gì người lớn nói rồi (kể cả điều mình chưa hiểu). Như vậy, tiến trình học tiếng Việt của chúng ta là Nghe - Nói - Đọc - Viết. Giai đoạn dài nhất là nghe và nói, rồi sau đó từ vựng tự thêm vào mà ta không bao giờ bỏ thời gian học từ ngữ. Và ngữ pháp (hay văn phạm) thì đến cấp 2 mới học qua loa, mà khi xong trung học thì ta đã quên hết 90% rồi.

Nhưng tiến trình ta học tiếng Anh (hay bất cứ ngoại ngữ nào) thì hoàn toàn ngược lại. 
Thử nhìn lại xem: Trước tiên là viết một số chữ và chua thêm nghĩa tiếng Việt nếu cần. Và kể từ đó, học càng nhiều từ vựng càng tốt, kế đến là học văn phạm, rồi lấy từ vựng ráp vào cho đúng với văn phạm mà VIẾT thành câu! Rồi loay hoay sửa cho đúng luật! Sau đó thì tập ĐỌC các chữ ấy trúng được chừng nào hay chừng ấy, và nhiều khi lại đọc một âm tiếng Anh bằng một âm tiếng Việt! (ví dụ fire, fight, five, file… đều được đọc là ‘phai’ ). Sau đó mới tới giai đoạn NÓI, mà ‘nói’ đây có nghĩa là Đọc Lớn Tiếng những câu mình viết trong đầu mình, mà không thắc mắc người đối thoại có hiểu 'message' của mình hay không vì mình chỉ lo là nói có sai văn phạm hay không. Lúc bấy giờ mới khám phá rằng những câu mình viết thì ai cũng hiểu, như khi mình nói thì chỉ có mình và … Thượng Đế hiểu thôi, còn người bản xứ (tiếng Anh) thì ‘huh - huh’ dài cổ như cổ cò! Thế là học nói bằng cách sửa đổi phát âm những từ nào chưa chuẩn cho đến khi người khác có thể hiểu được.

Sau thời gian dài thật dài, mình khám phá rằng mình từng biết tiếng Anh, và nói ra thì người khác hiểu tàm tạm, nhưng khi họ nói thì mình không nghe được gì cả (nghĩa là nghe không hiểu gì cả). Lúc bấy giờ mới tập NGHE, và rồi đành bỏ cuộc vì cố gắng mấy cũng không hiểu được những gì người ta nói.

Vấn đề là ở đó: chúng ta đã học tiếng Anh ngược với tiến trình tự nhiên, vì quá thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm. Tiến trình ấy là Viết - Đọc - Nói - Nghe!

Vì thế, muốn nghe và nói tiếng Anh, chuyện đầu tiên là phải quên đi kinh nghiệm và trí thông minh, để trở lại trạng thái ‘sơ sinh và con nít’, và đừng sử dụng quá nhiều chất xám để phân tích, lý luận, dịch thuật!

Và đây là bí quyết để Nghe:

A. Nghe thụ động:

1. - ‘Tắm’ ngôn ngữ. Nghe không cần hiểu: Hãy nghe! Đừng hiểu.
Bạn chép vào CD một số bài tiếng Anh (vì dụ từ trên forum này). Mỗi bài có thể dài từ 1 đến 5 phút.

Khi nào bạn ở nhà một mình, thì mở các bài đó ra vừa đủ nghe, và cứ lặp đi lặp lại mãi ra rả như âm thanh nền suốt ngày. Bạn không cần để ý đến nó. Bạn cứ làm việc của mình, đánh răng, rửa mặt, học bài làm bài, vào internet… với tiếng lải nhải của bài tiếng Anh. (thậm chí, trong lúc bạn ngủ cũng có thể để cho nó nói).

Trường hợp bạn có CD player, USB player hay iPod, thì đem theo để mở nghe khi mình có thời gian chết - ví dụ: di chuyển lâu giờ trên xe, đợi ai hay đợi đến phiên mình tại phòng mạch.

Công việc ‘tắm ngôn ngữ’ này rất quan trọng, vì cho ta nghe đúng với từng âm của một ngôn ngữ lạ. Tai của chúng ta bắt rất nhanh một âm quen, nhưng loại trừ những âm lạ. Ví dụ: Nếu bạn nghe câu: ‘mặt trời mọc cánh khi chim voi truy cập chén chó’, một câu hoàn toàn vô nghĩa, nhưng bảo bạn lặp lại thì bạn lặp lại được ngay, vì bạn đã quá quen với các âm ấy. Nhưng khi một người nói một câu bằng chừng ấy âm (nghĩa là 11 âm/vần), trong ngôn ngữ bạn chưa từng học, và bảo bạn lặp lại thì bạn không thể nào lặp lại được, và bảo rằng… không nghe được! (Bạn có điếc đâu! Vấn đề là tai bạn không nhận ra được các âm!) Lối 'tắm ngôn ngữ' đó chỉ là vấn đề làm quen đôi tai, và sau một thời gian (lâu đấy chứ không phải vài ngày) bạn sẽ bắt được các âm của tiếng Anh, và thấy rằng âm ấy rất dễ nghe, nhưng hoàn toàn khác với âm Việt. Đừng nản lòng vì lâu ngày mình vẫn không phân biệt âm: hãy nhớ rằng bạn đã tắm ngôn ngữ tiếng Việt ít ra là 9 tháng liên tục ngày đêm trước khi mở miệng nói được tiếng nói đầu tiên và hiểu được một hai tiếng ngắn của cha mẹ; và sau đó lại tiếp tục 'tắm ngôn ngữ' Việt cho đến 4, 5 năm nữa!

2 - Nghe với hình ảnh động. 
Nếu có giờ thì xem một số tin tức bằng tiếng Anh (một điều khuyên tránh: đừng xem chương trình tiếng Anh của các đài Việt Nam, ít ra là giai đoạn đầu, vì xướng ngôn viên Việt Nam, phần lớn, nói rất gần với âm Việt Nam (kể cả pronunciation), nên mình dễ quen nghe, và từ đó lỗ tai mình lại hỏng, về sau lại khó nghe người bản xứ nói tiếng Anh - thế là phải học lại lần thứ hai!). Các hình ảnh đính kèm làm cho ta ‘hiểu’ được ít nhiều nội dung bản tin, mà không cần phải ‘dịch’ từng câu của những gì xướng ngôn viên nói. Bạn sẽ yên tâm hơn, sau khi nghe 15 phút tin tức, tự tóm lược lại, thì thấy rằng mình đã nắm bắt được phần chính yếu của nội dung bản tin. Và đây là cách thứ hai để tắm ngôn ngữ.

B. Nghe chủ động.

1. Bản tin special english:
- Thu một bản tin, và nghe lại rồi chép ra nhiều chừng nào hay chừng nấy… nhớ là đừng tra cứu tự điển hay tìm hiểu nghĩa vội. Đoán nghĩa trong nội dung câu, và nhớ lại âm thanh của từ, hay cụm từ đó, sau này tự nó sẽ rõ nghĩa, nếu trở đi trở lại hoài.

(Ngày xưa, trên đài VOA, sau mỗi chương trình tôi thường nghe một cụm từ tương tự như: statue, statute hay statu gì đó, mà không biết viết thế nào, tuy vẫn hiểu đại loại là: hãy đợi đấy để nghe tiếp. Mãi sau này tôi mới biết rằng thuật ngữ rất quen thuộc ấy là 'stay tuned', nhưng một thời gian dài, chính tả của chữ ấy đối với tôi không thành vấn đề!)

2. Chăm chú nghe lại một số bài mình từng nghe trong giai đoạn ‘tắm ngôn ngữ’
- Lấy lại script của những bài mình từng nghe, đọc lại và nhớ lại trong tưởng tượng lời đọc mà mình từng nghe nhiều lần.

Sau đó xếp bản script và nghe lại để hiểu. Lần này: tự nhiên mình sẽ nghe rõ từng tiếng và hiểu. Trường hợp không hiểu một từ hay cụm từ, thì gắng lặp lại nhiều lần đúng như mình đã nghe, sau đó lật lại script để so sánh.

3. Một số bài Audio trong Forum này: nghe nhiều lần, trước khi đọc script. Sau đó, đọc lại script, chủ yếu kiểm tra những từ mình đã nghe hoặc đoán, hoặc những từ mà mình có thể phát âm lại nhưng không hiểu viết và nghĩa thế nào. Qua việc này, nhiều khi ta phát hiện rằng một từ mình rất quen thuộc mà từ xưa đến nay mình cứ in trí là phải nói một cách nào đó, thì thực ra cần phải nói khác hẳn và phát âm như thế thì mới mong nghe đúng và nói cho người khác hiểu. Sau đó, xếp bản script và nghe lại một hai lần nữa. (Ví dụ: hai chữ tomb, bury, khi xưa tôi cứ đinh ninh là sẽ phát âm là 'tôm-b(ơ), bơri' - sau này nghe chữ 'tum, beri' tôi chẳng hiểu gì cả - dù cho tôi nghe rõ ràng là tum, beri -cho đến khi xem script thì mới vỡ lẽ!)

4. Học hát tiếng Anh, và hát theo trong khi nghe.
Chọn một số bài hát mà mình thích, tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics. Sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ tốc độ và trường độ cho đúng. Khi nào buồn buồn cũng có thể tự hát cho mình nghe (nếu không có giọng tốt và hát sai giọng một tí cũng không sao, vì chủ yếu là tập phát âm, tốc độ, trường độ và âm điệu tiếng Anh).

Và nói cho đúng giọng (qua hát) cũng là một cách giúp mình sau này nhạy tai hơn khi nghe, vì thường thường ngôn ngữ trong các bài hát khó nghe hơn những câu nói bình thường rất nhiều.


Trước khi tạm dừng topic này, tôi muốn nói thêm một điều.

Có bạn bảo rằng hiện nay mình chưa hiểu, nên cố gắng nghe nhiều cũng vô ích, để mình học thêm, khi nào có nhiều từ vựng để hiểu rồi thì lúc đó sẽ tập nghe sau.

(Sưu tầm)

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Đại học công nghệ (bách khoa) Queensland: học bổng 25% học phí

Đại học Bách Khoa Queensland, Australia và Học bổng 25% học phí

 Nguồn: website: DuhocVIP.com
 
THÔNG BÁO HỌC BỔNG DÀNH CHO SINH VIÊN VIỆT NAM
 TỪ ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUEENSLAND
Queensland University of Technology (QUT)
 Năm học 2014-2015
Học bổng ưu tiên cho các hồ sơ nộp sớm tại VP Du học VIP, là văn phòng đại diện tuyển sinh của ĐH QUT tại Việt Nam.
Học bổng này dành cho sinh viên nhập học các khóa đại học và thạc sỹ các khối ngành kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin, nghệ thuật sáng tạo, truyền thông, báo chí và thiết kế...
Học bổng Đại học QUT, Brisbane, Queensland: http://www.qut.edu.au/
Stt
Tên Học Bổng
Giá trị học bổng(AUD)
1
Chương trình học bổng Triple Crown Scholarship
- Học bổng 25% học phí cho học kỳ đầu tiên (½ năm đầu) cho chương trình cử nhân & thạc sĩ chuyên ngành: Business. Khoảng 2,000 – 3,000 AUD
25% học phí cho mỗi học kỳ tiếp theo nếu duy trì điểm GPA 5.5/7 theo thang điểm của trường QUT để tiếp tục nhận được học bổng trong các kỳ tiếp theo. Tổng giá trị học bổng khoảng 18,000 AUD cho 3 năm học đại học.
2
Học bổng cho sinh viên quốc tế xuất sắc (International Merit Scholarship)
- Học bổng 25% học phí cho học kỳ đầu tiên (½ năm đầu) cho chương trình cử nhân & thạc sĩ chuyên ngành: Science and Engineering
Khoảng 3,000-4,000 AUD
25% học phí cho mỗi học kỳ tiếp theo nếu duy trì điểm GPA 5.75/7 theo thang điểm của trường QUT để tiếp tục nhận được học bổng trong các kỳ tiếp theo.Tổng giá trị học bổng khoảng 25,000 AUD cho 4 năm học đại học.
3
Học bổng quốc tế ngành Khoa học Sáng tạo
(Creative Industries International Scholarship
- Học bổng 25% học phí cho học kỳ đầu tiên (½ năm đầu) cho chương trình cử nhân & thạc sĩ các chuyên ngành: Creative Industries, Media and Communication, Journalism, Design.
Khoảng 3,000 AUD
25% học phí cho mỗi học kỳ tiếp theo nếu duy trì điểm GPA 5.75/7 theo thang điểm của trường QUT để tiếp tục nhận được học bổng trong các kỳ tiếp theo. Tổng giá trị học bổng khoảng 18,000 - 25,000 AUD cho 3- 4 năm học đại học.
Điều kiện xin học bổng:
-                      Sinh viên nộp hồ sơ tại TT Tư vấn Du học Vip
-                      Tốt nghiệp THPT 9/10 đối với sinh viên đăng ký học đại học
-                      Tốt nghiệp Đại học 6/7 đối với sinh viên đăng ký học thạc sỹ
-                      IELTS 6.5
-                      Nhập học vào tháng 2 & 7 năm 2014 tại Đại học QUT
Thời gian học
-          Đại học: 3-4 năm tùy chuyên ngành
-          Thạc sỹ: 1-2 năm tùy chuyên ngành
Cách nộp hồ sơ:
Quý phụ huynh và các bạn sinh viên liên hệ để nhận application form (đơn xin học) tại Trung tâm Tư vấn Du học VIP, sau đó được hướng dẫn điền đơn, tư vấn để lựa chọn khóa học của trường, hướng dẫn viết thư xin học bổng và phỏng vấn học bổng.
Mọi chi tiết quý vị vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM TƯ VẤN DU HỌC VIP (VIP STUDY OVERSEAS)
Số 18, đường Trung Yên 3, Trung Hòa, Hà Nội
Hotline: (84) 98 678 1890.
Nguồn: DuhocVIP.com

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Đại học QUT (Công nghệ Queensland) có tốt không?

Chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất Đại học QUT (Công nghệ Queensland) có tốt không?
Thông tin về trường Đại học Bách khoa Queensland
Queensland University of Technology
“A University for the Real World”
Đại học công nghệ Queensland (QUT) là một trong những trường đại học công lập lớn và lâu đời nhất tại bang Queensland, Úc. Có lẽ ấn tượng đầu tiên về trường là quy mô lớn, đa ngành và cơ sở chính (Garden Point) tọa lạc tại tại khu đất vàng - trung tâm thành phố Brisbane, với một bên là Vườn Bách Thảo thành phố và bên kia là dòng sông Brisbane trong xanh với nhiều cây cầu nhỏ bắc qua. Vị trí của trường làm cho đời sống sinh viên khá phong phú: vừa thư giãn với thiên nhiên lại có thể đi bộ ra những khu thương mại sầm uất nhất của thành phố Brisbane - thành phố lớn thứ ba của Úc và là thủ phủ của bang Queensland.
Quy mô lớn và Đa ngành
  • QUT là một đại học công lập quy mô lớn tại Úc với 4 cơ sở: cơ sở chính Garden Point (nằm ngay trong trung tâm thành phố Brisbane), Kelvin Grove, Carseldine và Caboolture.
  • Về đào tạo, trường có nhiều khoa trải rộng từ Kinh doanh, Quản trị, Luật, Giáo dục, Y khoa, Nghệ thuật sáng tạo đến Khoa học và Cơ khí... trong đó, mỗi khoa quản lý và đào tạo vài chục chuyên ngành khiến sinh viên có nhiều lựa chọn hơn khi đăng kí.
  • Đặc biệt, khoa Business của QUT là khoa đào tạo ngành Kinh doanh - Thương mại đầu tiên ở Úc được nhận cả ba danh hiệu danh giá nhất về chất lượng đào tạo được quốc tế kiểm định (AACSB (Hoa Kì), EQUIS (châu Âu) và Hiệp hội ThS MBA (Anh)).
  • Ngoài ra, QUT cũng là trường có nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý khác: Trường 5 sao về tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao (trao bởi The 2011 Good Universities Guide), trường đoạt nhiều giải thưởng giảng dạy nhất tại Úc năm 2010, trường có đội ngũ giảng viên đoạt nhiều giải thưởng quốc tế, trong đó có giải Nobel Hòa Bình được trao cho tiến sĩ Richard Conant.
  • Nghiên cứu của QUT nổi bật với hiệu quả tác động cao và những mối liên kết quốc tế ngày càng tăng. Với hơn 100 đề tài nghiên cứu liên kết hiện đang triển khai với hơn 50 nước, QUT giữ kỷ lục cao về những giải pháp nghiên cứu thực tiễn trên toàn thế giới.
  • Minh chứng chứng tỏ thành công của QUT về nghiên cứu ứng dụng là tại Giải thưởng Đại học/Kinh doanh năm 2009, QUT đã giành được danh hiệu cao nhất, Giải Ashley Goldsworthy danh giá vì Sự Cộng tác Lâu dài giữa Giới Thương mại và Đại học.
  • Bổ sung cho kỷ lục thành tích hàng đầu thế giới về nghiên cứu ứng dụng của QUT là khoảng 1,800 học viên Thạc sĩ và Nghiên cứu sinh Tiến sĩ.
  • Khẩu hiệu của trường “University for the Real World” nghĩa là những gì sinh viên học tại trường có thể áp dụng trong công việc thực tế.
  • Đại học QUT còn được biết tới với dịch vụ hỗ trợ sinh viên quốc tế hoàn hảo và dịch vụ hướng nghiệp tư vấn miễn phí các kế hoạch nghề nghiệp và hỗ trợ việc làm cho sinh viên. Chính vì thế, sv tốt nghiệp từ ĐH QUT làm việc tại khắp nơi trên toàn thế giới.
Với những thông tin cơ bản nêu trên, chắc hẳn đã đủ để bạn đánh giá được tầm vóc của Đại học công nghệ Queensland? Phần còn lại là hành động của bạn thôi!

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Tân thủ tướng Australia tái nhậm chức

Tân thủ tướng Australia nhậm chức

(Theo Vnexpress.net) 

Ông Kevin Rudd hôm nay tuyên thệ nhậm chức thủ tướng Australia lần thứ hai, một ngày sau khi đánh bại bà Julia Gillard trong cuộc bỏ phiếu bầu chủ tịch Công đảng.

tag-reuters-1372298043_500x0.jpg
Tân thủ tướng Australia Kevin Rudd (trái) và Phó thủ tướng Anthony Albanese đi cùng những người ủng hộ sau cuộc bỏ phiếu thành công ở Canberra hôm qua. Ảnh: Reuters
Ông Rudd, 55 tuổi, có sự trở lại ấn tượng sau cuộc bỏ phiếu hôm qua. Ông đánh bại nữ thủ tướng đầu tiên của Australia, bà Julia Gillard.
"Tôi sẽ làm hết sức mình", ông Rudd nói sau khi tuyên thệ nhậm chức tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Canberra, với sự chứng kiến của Toàn quyền Quentin Bryce và vợ con ông.
Việc tái cử của ông Rudd đánh dấu cuộc đảo lộn tình thế ngoạn mục của cựu thủ tướng. Ông sẽ lãnh đạo Công đảng tiến tới cuộc bầu cử ngày 14/9 tới để cạnh tranh với đảng đối lập bảo thủ do Tony Abbott đứng đầu. Đảng đối lập hiện có nhiều ưu thế hơn.
6 bộ trưởng chủ chốt từ chức sau khi bà Gillard bị đánh bại, bao gồm người ủng hộ trung thành nhất, Bộ trưởng Tài chính kiêm Phó thủ tướng Wayne Swan.
Sau đó, Bộ trưởng Giao thông thời bà Gillard, Anthony Albanese, đã tuyên thệ nhậm chức phó thủ tướng trong chính quyền của ông Rudd. Cựu Bộ trưởng Nhập cư Chris Bowen được chỉ định làm bộ trưởng Tài chính. Các vị trí cấp cao khác chưa được quyết định.
Sự ủng hộ dành cho Công đảng đã sụt giảm mạnh dưới thời bà Gillard nhưng ông Rudd, người kết thúc một thập kỷ cầm quyền bảo thủ trong chiến thắng vang dội năm 2007, vẫn nhận được sự ủng hộ cao của các cử tri. Sự tái cử của ông dự kiến sẽ làm tăng đáng kể lượng ủng hộ cho đảng.
Các nhà phân tích đang dự đoán ông sẽ đẩy thời hạn bầu cử lên sớm hơn, vào ngày 24/8, để tranh thủ sự ủng hộ cho Công đảng, dù Phó thủ tướng Albanese cho biết cần phải có cuộc thảo luận trước đó.
Tuy nhiên, ông Albanese nói "Công đảng sẽ đoàn kết theo sự lãnh đạo của thủ tướng".
Ông Rudd có thể sẽ đối mặt với thử thách đầu tiên trong ngày hôm nay nếu phe đối lập không bỏ phiếu tín nhiệm trong quốc hội mà Công đảng chiếm thiểu số, khiến cho sự ủng hộ phụ thuộc vào các nghị sĩ độc lập.

Bà Gillard bị đánh bật khỏi ghế thủ tướng Australia

Bà Gillard bị đánh bật khỏi ghế thủ tướng Australia


(Dân trí) - Nữ Thủ tướng Australia Julia Gillard hôm nay đã thất bại trong cuộc bỏ phiếu bầu lãnh đạo Công đảng cầm quyền. Nhân vật chiến thắng là ông Kevin Rudd, người bị chính bà Gillard đánh bại trong cuộc bỏ phiếu hồi năm 2010.

Ông Rudd sẽ nhậm chức thủ tướng thay thế bà Gilliard.
Ông Rudd sẽ nhậm chức thủ tướng thay thế bà Gillard.
Ông Rudd đã giành chiến thắng với 57 phiếu ủng hộ trong cuộc bỏ phiếu bầu lãnh đạo đảng do bà Gillard kêu gọi tổ chức. Bà Gillard nhận được 45 phiếu.
Theo luật pháp Australia, lãnh đạo đảng cầm quyền đương nhiên giữ chức thủ tướng.

Sự thay đổi trên diễn ra trước cuộc tổng tuyển cử vào ngày 14/9 tới. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy Công đảng nhiều khả năng sẽ thất bại trong cuộc bầu cử này.
Ông Rudd được sử ủng hộ nhiều hơn của cử tri hơn bà Gillard và nhiều người tin rằng Công đảng sẽ đạt kết quả tốt hơn trong cuộc bầu cử này dưới sự lãnh đạo của ông.
Cuộc bỏ phiếu hôm nay diễn ra 3 năm sau khi bà Gillard đánh bật ông Rudd khỏi ghế thủ tướng vào năm 2010.
Trước cuộc bỏ phiếu, bà Gillard đã tuyên bố rằng bà sẽ rút lui khỏi chính trường nếu không giành chiến thắng.
Với kết quả trên, bà Gillard giờ đây phải thông báo cho Toàn quyền Australia Quentin Bryce rằng bà sẽ từ chức, dự kiến diễn ra vào ngày mai, trước khi ông Rudd có thể nhậm chức.
Các nguồn tin cho hay Bộ trưởng tài chính Wayne Swan, một đồng minh chủ chốt kiêm Phó thủ tướng, cũng đã từ chức, cùng với một loạt bộ trưởng khác, trong đó có Bộ trưởng thương mại Craig Emerson.
Ông Rudd trở thành thủ tướng thứ 26 của Australia từ năm 2007-2010. Ông bị bà Julia Gillard lật đổ khỏi ghế thủ tướng tháng 6/2010 nhưng trở lại làm ngoại trưởng từ tháng 9/2010. Ông Rudd từ chức ngoại trưởng ngày 21/2/2012.
An BìnhTheo AFP, BBC

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Triển lãm du học Úc: Đại học Bách khoa Queensland (Tp Brisbane, Úc)

Triển lãm du học Úc: Đại học Bách khoa Queensland


Kính gửi: Quý vị phụ huynh và các bạn sinh viên
Đại học Bách khoa Queensland – QUT sẽ tổ chức “Triển lãm giáo dục - Giới thiệu về trường ĐH QUT cho sinh viên Việt Nam".
Thời gian: Thứ 3 ngày 14/5/2013

Từ: 3-7h chiều

tại Khách sạn Melia, Hà Nội.
Chương trình này có sự tham dự của cán bộ đại diện của các khoa Kinh doanh, Luật, Khoa học và Kỹ thuật, Khoa Y Tế Sức Khỏe, Giáo dục và Nghệ thuật sáng tạo.
Các bạn sinh viên nộp hồ sơ tại Triển lãm sẽ được:
-          Tặng lệ phí xét hồ sơ $55
-          Xét tuyển học bổng 25% học phí cho sinh viên có kết quả đạt loại xuất sắc
-          Cơ hội bốc thăm trúng thưởng, nhận I-pad
Chi tiết xin mời liên hệ và lấy thông tin tại VP Tư vấn Du học VIP.
Để đăng ký tham dự miễn phí quý vị cần đăng ký trước với Trung tâm Tư vấn Du học VIP, là văn phòng Đại diện tuyển sinh của ĐH QUT tại Hà Nội.
Vui lòng gửi email tới duhocvip@gmail.com hoặc Nhắn tin tới 098 678 1890, ghi rõ họ tên, ngành học, khóa học mà bạn quan tâm.
Đối với các bạn đã có thư mời học thì chỉ cần gửi email đăng ký tham dự.
Thời hạn đăng ký: Trước ngày 13/5.
Hân hạnh được đón tiếp quý vị tại Triển lãm